TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẢNG NINH VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Tỉnh Quảng Ninh có vị trí chiến lược; được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”. Bởi Quảng Ninh có rừng vàng, biển bạc, sông núi, nước non, cảnh quan ngoạn mục; lại có đường biên giới cả trên bộ và trên biển với 03 cửa khẩu đất liền thông thương với nước CHND Trung Hoa; bờ biển trải dài hàng trăm km với hai Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long trên một ngư trường rộng lớn. Quảng Ninh nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt – Trung; cầu nối ASEAN – Trung Quốc và là một trong những hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của Việt Nam… Tiềm năng, thế mạnh tự nhiên của Quảng Ninh tạo lên những cơ hội để phát triển kinh tế bền vững về công nghiệp; du lịch; dịch vụ thương mại biên giới; phát triển kinh tế biển…

Kinh tế công nghiệp Quảng NinhKinh tế công nghiệp Quảng Ninh

Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn là nơi hội tụ đầy hấp dẫn của những giá trị tinh thần, văn hoá, lịch sử vô giá. Đây là một trong những cái nôi của người Việt cổ. Đến với Quảng Ninh là đến với Yên Tử – Trung tâm Phật giáo Việt Nam; đến với Vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về cảnh quan và địa chất, địa mạo; được bạn bè quốc tế bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; là đến với hơn 600 di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng khác. Giữa những ưu đãi của tạo hóa, con người xã hội Quảng Ninh là kết quả, sự hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng của Việt Nam. Có thể nói con người và những ưu đãi thiên tạo đã ban cho mảnh đất Quảng Ninh những lợi thế vượt trội để có thể phát triển một nền kinh tế xanh bền vững và thịnh vượng.

Tọa độ địa lý: 106˚26’ đến 108˚31’3’’ kinh độ Đông, 20˚40’ đến 21˚40’ vĩ độ Bắc.
Vị trí: Nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; phía Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Đông và Nam giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
Diện tích đất liền: 6.178km2.
Chiều dài bờ biển: Trên 250km.
Chiều dài biên giới trên đất liền: Trên 118km.
Dân số: Khoảng 1,3 triệu người.
Hành chính: 13 đơn vị hành chính. Là tỉnh duy nhất của cả nước có 4 Thành phố trực thuộc.
Tỉnh lỵ: Thành phố Hạ Long – Trung tâm văn hóa kinh tế – chính trị.
Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm: 21-23˚C.
Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm: 82 – 85%.
Lượng mưa: 1995mm
Dân tộc: 22 dân tộc.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt.

LỢI THẾ SO SÁNH KHÁC BIỆT CỦA TỈNH QUẢNG NINH

1. Là tỉnh duy nhất của Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện phát triển kinh tế – xã hội toàn diện và được ví như ”một Việt Nam thu nhỏ”.
2. Là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ, trên biển và trên không với Trung Quốc. Là cửa ngõ giao thương quan trọng và sôi động nhất của Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN.
3. Có nguồn tài nguyên khoảng sản (than) giàu có, trung tâm nhiệt điện của cả nước.
4. Tỉnh có thế mạnh đặc biệt về phát triển du lịch: Có vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên và là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Có nền văn hóa lịch sử lâu đời với nhiều lễ hội, di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng: Yên Tử, Bạch Đằng, Cửa Ông, Vân Đồn, Trà Cổ,…
5. Tỉnh có chiều dài đường ven biển 250km với 2077 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, trong đó trên 1000 đảo đã có tên.
6. Là tỉnh hoàn thành sớm nhất Đề án cải cách hành chính của Chính phủ, hiện đang triển khai hoàn thiện mô hình Chính quyền điện tử, đã hình thành Trung tâm hành chính công của Tỉnh và tại tất cả các địa phương để nâng cao tính minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính. Là tỉnh liên tục nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI (năm 2017, 2018, 2019 và 2020 đứng thứ nhất toàn quốc).
7. Đang trong thời kỳ dân số vàng với trên 60% dân số trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63% với truyền thống cần cù, sáng tạo, kỷ luật đồng tâm và tác phong công nghiệp.
8. Là tỉnh nằm trong nhóm dẫn đầu về tổng thu ngân sách nhà nước.

CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH
Khu Công Nghiệp Cái Lân
Diện tích: 69 ha
Khu Công Nghiệp Việt Hưng
Diện tích: 301 ha
Khu Công Nghiệp Hoành Bồ
Diện tích:. 681 ha
Khu Công Nghiệp Đông Mai
Diện tích: 168 ha
Khu Công Nghiệp Sông Khoai
Diện tích: 714 ha
Khu Công Nghiệp Dịch Vụ Đầm Nhà Mạc
Diện tích: 3.710 ha
Khu Công Nghiệp Đông Triều
Diện tích: 150 ha
Khu Công Nghiệp Phụ Trợ Ngành Than
Diện tích: 400 ha
Khu Công Nghiệp Tiên Yên
Diện tích: 150 ha
Khu Công Nghiệp Cảng Biển Hải Hà
Diện tích: 4988 ha
Khu Công Nghiệp Hải Yên
Diện tích: 182 ha
Khu công nghiệp và dịch vụ logictics Vạn Ninh
Diện tích 1.500 ha
Khu công nghiệp Hải Hà 1
Diện tích 731 ha
Khu công nghiệp Hải Hà 2
Diện tích 727 ha
Khu công nghiệp Y dược công nghệ cao
Diện tích 1.000 ha
Khu công nghiệp công nghệ cao
Diện tích 400ha

Khu công nghiệp CÁI LÂN

I. Thông tin chung
– Địa điểm: Thuộc phường Giếng Đáy và phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
– Diện tích: 69ha (Tỷ lệ lấp đầy: 100%)
– Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh
+ Địa chỉ: Khu Hợp Thành, phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
+ Điện thoại: +84 203 3668 355; Fax: +84 203 3668 354
– Tính chất: Là Khu công nghiệp trọng điểm của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ: Hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, đàm bảo các yêu cầu về môi trường; hệ thống cung cấp điện và nước đảm bảo nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN; hệ thống đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống cảnh quan kiến trúc, cây xanh, các công trình, nhà ở cho công nhân được đầu tư bài bản, chất lượng cùng các dịch vụ hạ tầng chuyên nghiệp; tạo môi trường tốt, tiện lợi và hấp dẫn đối cho các nhà đầu tư hoạt động trong KCN đảm bảo phù hợp với tư tưởng chỉ đạo, định hướng phát triển của tỉnh, định hướng trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tể – xã hội tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và Quy hoạch về phát triển KCN, KKT.

II. Vị trí và quan hệ vùng
– Cách trung tâm thành phố Hà Nội: Khoảng 150 km
– Đường bộ: Nằm trên trục đường Quốc lộ 18 từ Hà Nội đi cửa khẩu Quốc tế Móng Cái. Cách nút giao cao tốc Hạ Long – Hải Phòng khoảng 10 km.
– Cảng biển: Tiếp giáp cảng Cái Lân (Hạ Long, Quảng Ninh); Cách cảng Đình Vũ (thành phố Hải Phòng) khoảng 35 km
– Sân bay: Cách sân bay Nội Bài (Hà Nội) khoảng 140km; Cách sân bay Cát Bi (Hải Phòng) khoảng 40 km; Cách sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 50 km
– Đường sắt: Có ga Cái Lân và tuyến đường sắt Yên Viên (Hà Nội – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân)

III. Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật

– Giao thông đối nội: Hệ thống giao thông được thiết kế theo mạng lưới dạng bàn cờ. Bố trí mạng lưới giao thông phù hợp với quy mô từng khu vực đảm bảo khả năng liên kết thuận tiện giữa các khu và giữa đường bộ với đường thủy.
– Nguồn điện: Nguồn cấp điện cao thế được lấy từ đường dây 110 KV hiện có; từ trạm biến áp trung gian, điện được đưa đến các trạm biến áp phân phối để cấp điện cho các khu vực trong KCN. Hệ thống tuyến cáp hạ áp được xuất tuyến từ tủ hạ thế trạm biến áp đi trong hào công nghệ đến các tủ phân phối trong phân xưởng và đến các tủ phân phối trong các khu vực sản xuất.
– Nguồn nước: Lấy từ nguồn nước cấp cho khu vực phía Tây Hạ Long.
– Hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải và chất thải: Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa độc lập với hệ thống nước thải ; Bố trí 02 Trạm xử lý nước thải tập trung với tổng công suất 22.000 m3/ngày đêm để thu gom, xử lý nước thải toàn khu. Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra ngoài môi trường; Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt được thu gom và phân loại tại nguồn thành CTR vô cơ và hữu cơ, hai loại nay được để vào bao chứa riêng. CTR vô cơ được định kỳ thu gom và tận dụng tối đa đem đi tái chế. CTR hữu cơ được thu gom hàng ngày đem xử lý tại khu xử lý CTR chung của thành phố. CTR công nghiệp được phân loại, thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi chôn lấp theo quy định.
Khu Công Nghiệp VIỆT HƯNG

I. Thông tin chung

– Địa điểm: Thuộc phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Phía Đông giáp sông Trới, Phía Tây giáp tuyến đường giao thông kết nối đường Trới – Vũ Oai với Quốc lộ 18 qua khu công nghiệp Việt Hưng, Phía Nam giáp quỹ đất định hướng là Khu đô thị theo đồ án Quy hoạch chung thành phố Hạ Long, Phía Bắc giáp tuyến đường 328.
– Diện tích: 301 ha
– Diện tích sẵn sàng cho thuê: 133,59 ha
– Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Việt Hưng
+ Địa chỉ: Phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
+ Điện thoại: +84 203 369 5088; Fax: +84 203 369 5089;
– Tính chất KCN: Là tổ hợp công nghiệp có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với loại hình công nghiệp sản xuất xe ô tô thân thiện môi trường và các loại hình công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường và dịch vụ phụ trợ cho hoạt động của KCN.
II. Vị trí và quan hệ vùng
– Cách trung tâm thành phố Hà Nội: Khoảng 140 km
– Cách trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh: Khoảng 15 km
– Đường bộ: Nằm trên trục đường Quốc lộ 279; Cách Quốc lộ 18A khoảng 06km; Nằm cạnh đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn (cách nút giao Việt Hưng khoảng 01 km).
– Cảng biển: Cách cảng Cái Lân (Hạ Long, Quảng Ninh) khoảng 11 km; Cách cảng Đình Vũ (thành phố Hải Phòng) khoảng 30 km.
– Sân bay: Cách sân bay Nội Bài (Hà Nội) khoảng 145 km; Cách sân bay Cát Bi (Hải Phòng) khoảng 35 km; Cách sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 60 km
– Đường sắt: Cách ga Hạ Long và ga Cái Lân (Hạ Long, Quảng Ninh) khoảng 07 km.
III. Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật
– Giao thông đối nội: Hệ thống giao thông được thiết kế theo mạng lưới dạng bàn cờ. Bố trí mạng lưới giao thông phù hợp với quy mô từng khu vực đảm bảo khả năng liên kết thuận tiện giữa các khu và giữa đường bộ với đường thủy.
– Nguồn điện:
+ Nguồn cấp điện cao thế được lấy từ đường dây 110 KV hiện có; từ trạm biến áp trung gian, điện được đưa đến các trạm biến áp phân phối để cấp điện cho các khu vực trong KCN.
+ Hệ thống tuyến cáp hạ áp được xuất tuyến từ tủ hạ thế trạm biến áp đi trong hào công nghệ đến các tủ phân phối trong phân xưởng và đến các tủ phân phối trong các khu vực sản xuất.
– Nguồn nước: Nguồn cấp nước được lấy từ Nhà máy nước Đồng Ho.
– Hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải và chất thải:
+ Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa độc lập với hệ thống thoát nước thải;
+ Bố trí 01 Trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 1.800 – 2.000 m3/ngày đêm để thu gom, xử lý nước thải toàn khu. Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra ngoài môi trường.
+ Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt được thu gom và phân loại tại nguồn thành CTR vô cơ và hữu cơ, hai loại nay được để vào bao chứa riêng. CTR vô cơ được định kỳ thu gom và tận dụng tối đa đem đi tái chế. CTR hữu cơ được thu gom hàng ngày đem xử lý tại khu xử lý CTR chung của thành phố. CTR công nghiệp được phân loại, thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi chôn lấp theo quy định.

Khu công nghiệp HẢI YÊN

I. Thông tin chung:
– Địa điểm: Thuộc phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái
– Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Viglacera
+ Địa chỉ: Tầng 12, Tòa nhà Viglacera, Số 1 Đại lộ Thăng Long, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
+ Điện thoại: +84 24 3553 7888; Fax: +84 24 3553 7166
– Diện tích: 182 ha
– Diện tích sẵn sàng cho thuê: 0,45 ha
– Tính chất : Khu công nghiệp đa ngành, không gây ô nhiễm gồm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; dệt may; lắp máy; cơ khí chính xác; chế biến nông, lâm sản; vật liệu xây dựng và sản xuất hàng tiêu dùng; chế biến thực phẩm.
II. Vị trí và quan hệ vùng:
– Cách trung tâm Hà Nội: Khoảng 310 km
– Cách trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh: Khoảng 150 km
– Cách Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái: Khoảng 06 km
– Đường bộ: Nằm trên trục đường Quốc lộ 18, kết nối thông thương giữa Hà Nội – Quảng Ninh (Việt Nam) – Quảng Tây (Trung Quốc).
– Cảng biển:
+ Cách cảng biển Hải Hà (huyện Hải Hà) khoảng 30km (Theo quy hoạch đón tải trọng tàu: 30.000-80.000 ĐWT; Công suất 30-45 triệu tấn/năm).
+ Cách cảng Phòng Thành (Quảng Tây – Trung Quốc) khoảng 50km
– Sân bay:
+ Cách sân bay Nội Bài (Hà Nội) khoảng 270 km.
+ Cách sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 80 km.
– Đường sắt: Cách ga Hạ Long (TP.Hạ Long) khoảng 170 km.
III. Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật
– Giao thông đối nội: Được thiết kế theo dạng ô vuông tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân khu chức năng các loại hình KCN, thuận lợi cho việc khai thác các lô đất. Đường chính KCN rộng 33m; đường vành đai trong KCN có chiều rộng mặt đường 11,25m; đường nhánh KCN có chiều rộng mặt đường 7-7,5m.
– Nguồn điện: 01 trạm biến áp 110/22KV-2x63MVA tại khu hạ tầng kỹ thuật HTKT-1 và 01 trạm biến áp 110/22KV-25MVA tại khu hạ tầng kỹ thuật HTKT-2
– Nguồn nước: Lấy từ nhà máy nước Móng Cái dẫn theo Quốc lộ 18 về trạm xử lý KCN. Xây dựng trạm xử lý nước sạch để điều phối nước cho toàn KCN với công suất 14.000 m3/ngày đêm
– Hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải và chất thải:
+ Hướng thoát nước chính từ giữa KCN ra các tuyến mương hở tiết diện hình thang ở ranh giới phía Bắc, Đông và Nam của KCN. Trong KCN sử dụng các tuyến cống tròn từ D750 đến D1500 thu dẫn toàn bộ nước mưa trong KCN xả ra các tuyến mương tiêu xung quanh KCN
+ Xây dựng trạm xử lý nước thải về phía Nam KCN, công suất 13.000 m3/ngày đêm.
+ Bố trí 01 điểm thu gom chất thải rắn

KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔNG MAI
I. Thông tin chung
– Địa điểm: Thuộc phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
– Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Viglacera
+ Địa chỉ: Tầng 12, Tòa nhà Viglacera, Số 1 Đại lộ Thăng Long, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
+ Điện thoại: +84 24 3553 7888; Di động: +84 904 394155; Fax: +84 24 3553 7166
– Diện tích: 168 ha
– Diện tích sẵn sàng cho thuê: 40,29 ha
– Tính chất: Là khu công nghiệp tổng hợp đa ngành có tính chất công nghệ kỹ thuật cao, công nghiệp sạch, thân thiện môi trường.
– Danh mục ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư: Ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển; Ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; Ươm tạo công nghệ cao, đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; Sản xuất sản phẩm phầm mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; Sản xuất vật liệu mới, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm, các dự án tiết kiệm năng lượng, các dự án thân thiện với môi trường; Sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, cụm chi tiết điện tử; Sản xuất, lắp ráp ô tô, phụ tùng ô tô, sản xuất máy công cụ, thiết bị, máy móc, phụ tùng phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Sản xuất vật liệu thay thế vật liệu Amiăng; Sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ cao; Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; Sản xuất sản phẩm đồ uống.
II. Vị trí và quan hệ vùng
– Cách trung tâm thành phố Hà Nội: Khoảng 120 km.
– Cách trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh : Khoảng 30 km
– Đường bộ: Nằm trên trục đường Quốc lộ 18 từ Thành phố Hà Nội đi Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái ; Kết nối với thành phố Hải Phòng (cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 40 km) và các tỉnh duyên hải Bắc Bộ theo Quốc lộ 10. Kết nối với cao tốc Hạ Long – Hải Phòng qua nút giao Đại Yên khoảng 13 km.
– Cảng biển: Cách cảng Cái Lân (Hạ Long, Quảng Ninh) khoảng 20 km; Cách cảng Đình Vũ (thành phố Hải Phòng) khoảng 27 km.
– Sân bay: Cách sân bay Nội Bài (Hà Nội) khoảng 120 km; Cách sân bay Cát Bi (Hải Phòng) khoảng 32 km; Cách sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 80km.
– Đường sắt: Nằm sát tuyến đường sắt Yên Viên (Hà Nội – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân); Cách ga Uông Bí (Uông Bí, Quảng Ninh) khoảng 08 km.
III. Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật
– Giao thông đối nội: Đường trục trung tâm KCN có chiều rộng lộ giới 57 m. Các tuyến đường nội bộ trong KCN gồm các tuyến đường có chiều rộng lộ giới 22,5 m và 19,5 m.
– Nguồn điện: Từ đường dây 110kV đi qua Khu công nghiệp cấp điện cho TBA 110/22KV-2x16MVA của KCN tại khu đất hạ tầng kỹ thuật. Lưới điện 22kV cấp cho các Nhà máy công nghiệp được cấp từ Trạm biến áp qua tuyến đường dây trên không trên vỉa hè các tuyến đường giao thông.
– Nguồn nước: Từ đường ống cấp nước chính trên đường Quốc lộ 18 dẫn nước từ Nhà máy nước Yên Lập dẫn đến trạm cấp nước trong KCN.
– Hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải và chất thải:

+ Có các tuyến mương bao quanh KCN để thu và tiêu nước mưa cho KCN và khu vực giáp ranh để thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực; có bố trí các tuyến cống tròn dọc theo vỉa hè các tuyến đường để thu và dẫn toàn bộ nước mưa trong KCN ra các tuyến mương tiêu; trên các tuyến cống bố trí các hố ga thu nước.

+ Nước thải từ các nhà máy được thu về các trạm bơm để đưa về trạm xử lý nước thải tập trung của cả KCN. Trạm xử lý nước thải giai đoạn 1 (tại khu Hạ tầng kỹ thuật phía Bắc KCN) có công suất 1.100 m3/ngày, diện tích khoảng 01 ha; giai đoạn 2 (tại phía Nam KCN) công suất 2.060 m3/ngày, diện tích khoảng 2, 7 ha.
+ Rác thải hàng ngày được thu gom và vận chuyển đến điểm xử lý tập trung của khu vực.
– Hệ thống thông tin liên lạc: Quy hoạch 01 tổng đài điện thoại 2.000 số tại khu trung tâm điều hành để phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc của KCN; tổng đài được kết nối với lưới thông tin của Khu vực bằng cáp quang chôn ngầm đất.

Khu công nghiệp SÔNG KHOAI
I. Thông tin chung
– Địa điểm: Thuộc các xã, phường: Sông Khoai, Đông Mai, Cộng Hòa, Minh Thành – Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
– Diện tích: 714 ha
– Diện tích sẵn sàng cho thuê: 22,35 ha
– Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Đô thị AMATA Hạ Long
+ Địa chỉ: Khu Công nghiệp Sông Khoai, Xã Sông Khoai, Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh
+ Điện thoại: +84 20 3356 7007; Di động: +84 919 135688; Fax: +84 20 3356 7007
– Tính chất: Là Khu công nghiệp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; tập trung thu hút đầu tư các ngành nghề có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; đáp ứng linh hoạt nhu cầu đa dạng về quy mô sử dụng đất của các nhà đầu tư.
II. Vị trí và quan hệ vùng
– Cách trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh: Khoảng 38 km
– Đường bộ: Nằm trên trục đường Quốc lộ 18; Kết nối với thành phố Hải Phòng và các tỉnh duyên hải Bắc Bộ theo Quốc lộ 10 và cao tốc Hải Phòng – Hạ Long tại nút giao Hoàng Tân (khoảng 5km).
– Cảng biển: Cách cảng Cái Lân (Hạ Long, Quảng Ninh) khoảng 30 km; Cách cảng Đình Vũ (thành phố Hải Phòng) khoảng 20 km.
– Sân bay: Cách sân bay Nội Bài (Hà Nội) khoảng 120 km; Cách sân bay Cát Bi (Hải Phòng) khoảng 30 km; Cách sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 80 km.
– Đường sắt: Cách ga Uông Bí (Uông Bí) khoảng 10 km.
III. Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật
– Giao thông đối nội: Gồm các loại chính: Mặt cắt có kênh thoát nước: Có mặt đường chính rộng 6,0 m x 2 bên, vỉa hè 9,0m x 2 bên, kênh thoát nước ở giữa từ 12 – 30 m; Mặt cắt không có kênh thoát nước (Mặt cắt 5-5) : Có mặt cắt ngang rộng 30,0m; Mặt cắt không có kênh thoát nước (Mặt cắt 12-12): Có mặt cắt ngang rộng 24,0m; Mặt cắt có tuyến đường điện 110 kV hiện trạng đi qua (Mặt cắt 3-3): Có mặt cắt ngang rộng 48,0 m.
– Giao thông công cộng: Các tuyến xe buýt trục chính được bố trí tuyến đi theo đường trục Đông – Tây, liên kết thuận tiện với các trạm đầu cuối của tuyến và kết hợp hệ thống giao thông công cộng chung của khu vực.
– Nguồn điện: Trong giai đoạn đầu nguồn điện cấp cho KCN được đấu nối với tuyến điện mạch đôi 110KV đi trạm Chợ Rộc; trong giai đoạn dài hạn nguồn cấp điện lấy từ trạm 220 kV Yên Hưng đi vào hoạt động; Xây dựng một trạm biến thế 110/22kV công suất 3x63MVA cấp điện chuyên dùng cho Khu công nghiệp.
– Nguồn nước: Nguồn nước chính lấy từ hồ Yên Lập cấp nước thông qua kênh chính Yên Lập chảy qua khu quy hoạch; ngoài ra ở giai đoạn sau lấy nguồn nước bổ sung từ hồ 12 Khe tại thành phố Uông Bí dẫn về khu quy hoạch thông qua tuyến ống D400 đồng thời tái sử dụng lại nguồn nước của 2 trạm xử lý nước thải nhằm tận dụng cho tưới cây, rửa đường; Công trình đầu mối cấp nước: Xây dựng 02 nhà máy nước cấp nước cho toàn bộ Khu công nghiệp, được phân vùng cấp nước như sau: Khu vực phía Tây được cấp nước bởi nhà máy nước công suất khoảng 13.000m3/ngđ; Khu vực phía Đông được cấp nước bởi nhà máy nước công suất khoảng 14.000m3/ngđ; Mạng lưới cấp nước trong Khu công nghiệp được thiết dạng mạch vòng kết hợp với nhánh cụt để đảm bảo cấp nước an toàn và liên tục.
– Hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải và chất thải:
+ Xây dựng mạng lưới thoát nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa
+ Tất cả các nhà máy phải có công trình xử lý nước thải cục bộ trong nhà máy để làm sạch nước thải đạt tới giới hạn C theo QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thu gom theo hệ thống cống riêng đến trạm xử lý nước thải chung của cả KCN để làm sạch lần 2 đạt tới giới hạn B trước khi xả ra nguồn tiếp nhận (nếu nguồn tiếp nhận không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) và đạt giới hạn A (nếu nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).
+ Trong khu vực thiết kế bố trí 2 trạm xử lý nước thải cho Khu công nghiệp với tổng công suất khoảng 24.000 m3/ngđ.
+ Rác thải hàng ngày được thu gom và vận chuyển đến điểm xử lý tập trung của khu vực là Khu xử lý chất thải rắn Miền Tây tại thành phố Uông Bí và Trung tâm xử lý chất thải rắn tại xã Vũ Oai, Hòa Bình, huyện Hoành Bồ; chất thải rắn nguy hại vận chuyển và xử lý riêng tại khu xử lý chất thải rắn nguy hại.
– Thông tin liên lạc: Nguồn cấp từ Tổng đài Host điều khiển Quảng Yên phía Nam dung lượng 170.000 lines cách dự án khoảng 5km về phía Nam.

KHU CÔNG NGHIỆP CẢNG BIỂN HẢI HÀ

I. Thông tin chung
– Địa điểm: Nằm trong địa giới hành chính 05 xã: Quảng Điền, Quảng Phong, Phú Hải, Quảng Trung và Cái Chiên thuộc huyện Hải Hà
– Diện tích: 4.988 ha
– Tính chất: Là Khu công nghiệp phát triển đa ngành, bao gồm các loại hình công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ như: Nhiệt điện, cơ khí, dệt may và phụ trợ dệt may…; Là khu cảng, kho bãi và dịch vụ cảng biển tổng hợp; Là khu vực công nghiệp và cảng biển phát triển mang tính linh hoạt, được đầu tư đồng bộ, thuận tiện, an toàn cho các nhà đầu tư, hài hòa với các khu vực đô thị lân cận
II. Vị trí và quan hệ vùng:
– Cách trung tâm Hà Nội: Khoảng 250 km; Cách trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Khoảng 120 km; Cách cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và cửa khẩu Bắc Phong Sinh khoảng 30 km
– Đường bộ: Nằm sát trục đường Quốc lộ 18, kết nối thông thương giữa Hà Nội – Quảng Ninh (Việt Nam) – Quảng Tây (Trung Quốc): Nằm sát tuyền đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (dự kiến hoàn thành vào năm 2020)
– Cảng biển: Cách cảng Phòng Thành (Quảng Tây – Trung Quốc) khoảng 70km; xây dựng cảng tổng hợp Hải Hà công suất 30 – 45 triệu tấn/năm, cho tàu có tải trọng 80.000 DWT cập bến.
– Sân bay: Cách sân bay Nội Bài (Hà Nội) khoảng 270 km; Cách sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 45 km.
– Đường sắt: Cách ga Hạ Long (TP. Hạ Long) khoảng 132 km.
III. Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật
– Giao thông đối nội: Các tuyến trục chính trong KCN có quy mô 42m; Các tuyến đường liên khu vực có quy mô lớn nhất là 32m
– Nguồn điện: Giai đoạn đầu sử dụng nguồn từ lưới điện 220KV, 110 KV hiện có của tỉnh; giai đoạn sau xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Hải Hà công suất 2.100 MW để cấp điện trực tiếp cho KCN và cấp hơi nước phục vụ hoạt động sản xuất dệt may. Xây dựng 05 trạm biến áp trung gian 110KV để trực tiếp cho các nhà máy trong KCN.
– Nguồn nước: Giai đoạn đầu sử dụng nước sông Hà Cối và sông Tài Chi bằng phương pháp đập dâng; dài hạn dùng nguồn nước từ Hồ Tràng Vinh và Hồ Tài Chi; xây dựng tuyến ống cấp nước thô hoặc kênh dẫn từ các nguồn kể trên về cho KCN. Xây dựng 02 nhà máy nước cấp nước cho toàn bộ KCN, tổng công suất khoảng 200.000 m3/ngđ.
– Hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải và chất thải: Hệ thống thoát nước mưa riêng với hệ thống thoát nước thải, hoạt động với chế độ tự chảy; Quy hoạch 02 hồ điều hòa nước mưa, suối Khe La hiện trạng được nắn chỉnh tạo hành lang thoát nước.Bố trí 06 trạm xử lý nước thải cho các KCN Tập trung với tổng công suất dài hạn 90.000 m3/ngđ; Bố trí 04 điểm tập kết, trung chuyển, trao đổi chất thải rắn, quy mô mỗi điểm tập kết khoảng 5.000 m2.
– Thông tin liên lạc: Lắp đặt 01 trạm vệ tinh có dung lượng 30.000 số.

DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP
KHU CÔNG NGHIỆP TEXHONG HẢI HÀ

(GIAI ĐOẠN I)
– Chủ đầu tư: Công ty TNHH KCN Texhong Việt Nam
+ Địa chỉ trụ sở: Khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
+ Điện thoại: +84 20 3376 2268; Di động: +84 366 740991; Fax: +84 24 3376 2268
– Địa điểm: Thuộc Khu công nghiệp – Cảng biển Hải Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
– Diện tích: 660 ha
– Diện tích sẵn sàng cho thuê: 63,59 ha
– Tính chất: Là Khu công nghiệp phát triển đa ngành, chủ yếu bố trí các nhà máy công nghiệp đa ngành nghề, công nghiệp hoàn thiện sản phẩm dệt may, công nghiệp dệt may và phụ trợ dệt may; Là khu công nghiệp phát triển mang tính linh hoạt, được đầu tư đồng bộ các hạng mục cơ sở hạ tầng chức năng, đem đến sự thuận tiện và an toàn cho các nhà đầu tư, đồng thời hài hòa với các khu vực đô thị và khu nhà ở công nhân lân cận. Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, bao gồm các công trình hành chính công cộng, dịch vụ, giao thông, trạm điện, nhà máy xử lý nước thải, nhà máy cấp nước sạch, cấp hơi nước và nhiên liệu, xử lý thu gom rác.

KHU CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ ĐẦM NHÀ MẠC
I. Thông tin chung:
– Địa điểm: Thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
– Diện tích: Tổng diện tích: 3.710 ha
– Tính chất: Là khu vực phát triển kinh tế biển năng động, trong đó ưu tiên phát triển hệ thống dịch vụ cảng biển, cảng biển với quy mô lớn, gắn kết với các khu cảng biển Hải Phòng; dành tối đa quỹ đất sau cảng làm dịch vụ cảng, logistics và các ngành công nghiệp liên quan đến cảng; là khu vực tập trung vào các ngành công nghiệp có yêu cầu khối lượng vận tải biển lớn, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp tiêu dùng, chế biến thủy sản
II. Vị trí và quan hệ vùng
– Cách trung tâm thành phố Hà Nội: Khoảng 115 km.
– Cách trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh: Khoảng 43 km
– Đường bộ: Cách trục đường Quốc lộ 18 từ Hà Nội đi Hạ Long – Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 25 km. Nằm trên trục đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng (cách nút giao Phong Hải khoảng 5km)
– Cảng biển: Cách cảng Cái Lân (Hạ Long, Quảng Ninh) khoảng 40 km; Cách cảng Đình Vũ (thành phố Hải Phòng) khoảng 05 km
– Sân bay: Cách sân bay Nội Bài (Hà Nội) khoảng 130 km; Cách sân bay Cát Bi (Hải Phòng) khoảng 10 km; Cách sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 75 km

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP

KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CẢNG NAM TIỀN PHONG (KHU CÔNG NGHIỆP NAM TIỀN PHONG) – Địa điểm: Thuộc khu công nghiệp dịch vụ Đầm Nhà Mạc. Khu vực phía Nam xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam
– Diện tích: 487 ha
– Diện tích sẵn sàng cho thuê: 100,52 ha
– Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần DEEP C Nga
+ Địa chỉ: Số 8-9 Đ. Mỹ Gia, Khu đô thị Vinhomes Dragon Bay, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
+ Điện thoại: +84 203 3567 848; Di động: +84 904 619500
– Tính chất: Là khu công nghiệp phát triển đa ngành nghề được đầu tư đồng bộ các hạ tầng kỹ thuật cần thiết, trung tâm điều hành, cảng dịch vụ, hệ thống các công trình phụ trợ đồng bộ phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường và đảm bảo môi sinh, đáp ứng yêu cầu phòng chống cháy nổ, đem đến sự thuận tiện và an toàn cho các nhà đầu tư, đồng thời hài hòa với các khu vực đô thị lân cận. Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng cảng, phục vụ cho khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng kho bãi và logicstics, tiện ích chung, các nhà xưởng tiêu chuẩn, cảng để tiếp nhận tàu neo cập, kho hàng, sân bãi.
– Giao thông đối nội: Được thiết kế theo dạng ô vuông với khoảng cách các lưới đường trục chính là 600-1000m, khoảng cách các lưới đường nhánh là 300-450mm
– Nguồn nước: Sử dụng nước từ nhà máy Yên Lập. Xây dựng trạm bơm tăng áp công suất 12.000m3/ngđ.
– Nguồn điện: Xâydựng TBA 110/22kV-(40+63) MVA cấp điện riêng. Đấu nối cao thế thực hiện trên tuyến 110kV Chợ Rộc đi Cát Hải. Tương lai sẽ bố trí tuyến 110kV từ TBA 220kV sông Khoai về khu vực theo quy hoạch điện lực tỉnh.
– Trạm xử lý nước thải chung: công suất xử lý 10.000 m3/ngđ.
– Xử lý chất thải: Phân loại sơ cấp chất thải rắn (CTR) sơ cấp tại nguồn phát thải. Phân loại CTR thứ cấp tại các khu phân loại tập trung. Chất thải lưu giữ trong ngày và được chuyển đến khu xử lý tập trung vào cuối ngày. CTR của khu công nghiệp sau khi thu gom chuyển đến khu tập trung của tỉnh theo quy hoạch.
Thông tin liên lạc: Xây dựng trạm vệ tinh sông Chanh

TỔ HỢP CẢNG BIỂN VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC ĐẦM NHÀ MẠC (KHU CÔNG NGHIỆP BẮC TIỀN PHONG) – Địa điểm: Thuộc khu công nghiệp dịch vụ Đầm Nhà Mạc. Thuộc địa giới các xã Tiền Phong, Liên Hòa, Liên Vị và Phong Cốc thuộc Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị tại Khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

– Diện tích: 1.193ha
– Diện tích sẵn sàng cho thuê: 145,70 ha
– Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong
+ Địa chỉ: Số 8-9 Đ. Mỹ Gia, Khu đô thị Vinhomes Dragon Bay, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
+ Điện thoại: +84 203 3567 848
– Tính chất: Là tổ hợp cảng biển và khu công nghiệp thuộc Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị tại Khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên gồm các chức năng chính sau:
+ Cung ứng các dịch vụ cảng biển (bốc xếp hàng hóa; giao nhận và lưu giữu hàng hóa…); Các dịch vụ thương mại, logistic, kho bãi và các ngành công nghiệp liên quan đến cảng biển – logistic;
+ Xây dựng các ngành công nghiệp gồm: Công nghiệp yêu cầu về dịch vụ cảng biển, logistic, cơ khí (tự động hóa, cơ điện tử, điện tử công nghiệp…), luyện kim; Công nghiệp hỗ trợ, vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp và các ngành công nghiệp năng lượng; Công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, da giày, các ngành công nghiệp trung gian..;
+ Các ngành dịch vụ phục vụ khu công nghiệp.
– Giao thông đối nội: Thiết kế dạng ô bàn cờ với các trục chính theo hướng Bắc Nam, khoảng các giữa các trục chính trung bình 1.000 m (đường chính cấp khu vực); các trục nhánh nằm song song hoặc vuông góc với trục chính, khoảng các các đường lưới nhánh là 400-600m.
– Nguồn điện: Nguồn điện lấy từ trạm TM8-110KV, công suất 2x63MVA; giai đoạn đầu khi chưa có đường dây và trạm biến áp 110KV, dự kiến sử dụng lưới điện trung áp 35KV hiện có tại khu vực. Từ trạm 110/22KV, xây dựng đường dây 22KV cấp đến các lô đất trong KCN; bố trí 16 tuyến trung thế 22 KV xây mới đấu nối tại TBA 110/22KV thành 8 mạch vòng cấp cho KCN.
– Nguồn nước: Từ nhà máy nước Yên Lập, nhà máy nước Cẩm La và nhà máy nước Liên Vị. Nước cấp đến khu vực qua tuyến ống chạy dọc tuyến đường trục chính, cấp đến các khu chức năng qua các trạm bơm tăng áp, tháp nước đặt tại trung tâm hạ tầng kỹ thuật.
– Hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải và chất thải:
+ Quy hoạch bố trí 03 trạm xử lý nước thải với công suất 4000 m3/ngđ cho khu cảng biển; 12.000 m3/ngđ cho KCN; 8.000 m3/ngđ cho khu dịch vụ cảng.
+ Hệ thống thoát nước thải là hệ thống cống riêng, độc lập với hệ thống thoát nước mưa; mạng lưới thoát nước thải gồm các hố ga và tuyến cống dẫn nước thải có nhiệm vụ thu gom và dẫn nước thải đến các tuyến cống chính của mạng lưới thoát nước thải chung toàn KCN.
– Thông tin liên lạc: Mạng viễn thông lấy từ tổng đài vệ tinh KCN Tiền Phong với dung lượng 10.000 lines; xây dựng mạng truyền thông theo công nghệ định hướng NGN.

KHU CÔNG NGHIỆP BẠCH ĐẰNG
– Địa điểm: Khu vực Đầm Nhà Mạc, xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (phía Đông Nam đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng).
– Diện tích: 176 ha
– Diện tích sẵn sàng cho thuê: chưa có.
– Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Sửa chữa Ô tô Hải Phòng
+ Địa chỉ: Lô KB 2.5 – Khu công nghiệp MP Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
+ Điện thoại: +84 986 986 433
– Tính chất: Là khu công nghiệp, cảng tổng hợp và dịch vụ kho bãi thuộc Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên; định hướng xây dựng các cơ sở công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ và trung tâm dịch vụ văn phòng cung cấp các dịch vụ cần thiết cho hoạt động của khu công nghiệp; khu vực cảng, dịch vụ cảng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 10.000DWT đến 20.000DWT.
– Giao thông đối nội: Các tuyến đường nội bộ trong khu vực Dự án được quy hoạch phù hợp cho việc bố trí các khu chức năng đồng thời tạo sự kết nối liên tục, thuận lợi giao thông trong phạm vi dự án.
– Nguồn điện: Giai đoạn đầu dùng nguồn điện từ tuyến đường dây 35KV qua khu quy hoạch. Khi dự án Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị tại khu vực Đầm Nhà Mạc được hình thành sẽ lấy điện từ TBA 110kV khu Đầm Nhà Mạc. Trạm biến áp: 55.000KVA-110/22kV.
– Nguồn nước: Được lấy từ nhà máy nước Liên Vị. Mạng lưới cấp nước là đường ống cấp nước kết hợp: cấp nước sản xuất, sinh hoạt và chữa cháy theo một đường ống chung. Xây dựng hệ thống cấp nước cứu hỏa đảm bảo phục vụ 02 đám cháy xảy ra cùng lúc.
– Hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải và chất thải:
+ Nước thải được thu gom bằng các tuyến ống BTCT D300 ÷ D600 về trạm xử lý nước thải có công suất 7.200m3/ngày đêm phía Đông Bắc của Dự án để xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn huiện hành.
+ Rác thải, chất thải nguy hại hàng ngày được thu gom về nơi tập trung theo quy định, sau đó được phân loại và đưa đến khu xử lý chung.

KHU CÔNG NGHIỆP HOÀNH BỒ

I. Thông tin chung
– Địa điểm: Thuộc phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Phía Đông giáp sông Mằn, phía Tây giáp nhà máy xi măng Thăng Long và nhà máy nhiệt điện Thăng Long, phía Nam giáp tỉnh lộ 328, phía Bắc giáp đất đồi núi thuộc xã Lê Lợi.
– Diện tích: 681 ha.
– Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu tổng hợp Hà Nội
+ Địa chỉ: 36 Hoàng Cầu, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
+ Người đại diện theo pháp luật: Ông Vũ Văn Tiền
+ Điện thoại: +84 24 3514 1199; Fax: +84 24 3514 3939
– Tính chất: Là khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành nghề: công nghệ thông tin; công nghiệp lắp ráp điện tử; công nghệ cơ khí chế tạo; công nghệ vật liệu mới; công nghệ tự động hóa; nhóm ngành công nghiệp hàng tiêu dùng; chế biến nông lâm hải sản; các ngành nghề công nghiệp phù hợp khác (hạn chế các ngành công nghiệp ảnh hưởng đến môi trường).
II. Vị trí và quan hệ vùng
– Cách trung tâm thành phố Hà Nội: Khoảng 150 km.
– Đường bộ: Cách tuyến đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn qua nút giao Hữu Nghị khoảng 7 km.
– Cảng biển: Cách cảng Cái Lân (Hạ Long, Quảng Ninh) khoảng 15 km; Cách cảng Đình Vũ (thành phố Hải Phòng) khoảng 40 km.
– Sân bay: Cách sân bay Nội Bài (Hà Nội) khoảng 150 km; Cách sân bay Cát Bi (Hải Phòng) khoảng 50 km; Cách sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 40km.
– Đường sắt: Cách ga Hạ Long (Quảng Ninh) khoảng 15 km.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020
KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔNG TRIỀU
– Vị trí: Thuộc địa bàn xã Hồng Thái Đông, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
– Diện tích: 150 ha
– Tính chất: KCN công nghệ cao, công nghệ sạch.

KHU CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH THAN
– Vị trí: Thuộc địa bàn phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
– Diện tích: 400 ha
– Định hướng ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư: Công nghiệp cơ khí chế tạo và sửa chữa thiết bị ngành than; công nghiệp cơ khí chế tạo các thiết bị phục vụ công nghiệp xây dựng.

KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN YÊN

– Vị trí: Thuộc địa bàn xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
– Diện tích: 150 ha
– Tính chất khu công nghiệp: Là khu công nghiệp đa ngành, công nghiệp sạch, công nghệ cao.

KHU CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC VẠN NINH
– Vị trí: Thuộc địa bàn khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.
– Diện tích: 1.500 ha

KHU CÔNG NGHIỆP HẢI HÀ 1
– Vị trí: Thuộc địa bàn khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.
– Diện tích: 731 ha

KHU CÔNG NGHIỆP HẢI HÀ 2
– Vị trí: Thuộc địa bàn khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.
– Diện tích: 727 ha

KHU CÔNG NGHIỆP Y DƯỢC CÔNG NGHỆ CAO
– Vị trí: Thuộc địa bàn khu kinh tế ven biển Vân Đồn.
– Diện tích: 1.000 ha

KHU CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
– Vị trí: Thuộc địa bàn khu kinh tế ven biển Vân Đồn.
– Diện tích: 400 ha

CÁC KHU KINH TẾ TỈNH QUẢNG NINH
Khu kinh tế ven biển Vân Đồn
Diện tích: 217.133 ha
Khu kinh tế ven biển Quảng Yên
Diện tích: 13.303 ha
Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái
Diện tích: 121.197 ha
Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn
Diện tích: 14.236 ha
Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh
Diện tích: 9.404,79 ha

Khu kinh tế ven biển VÂN ĐỒN
1. Quyết định thành lập: Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg ngày 26/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ
2. Phạm vi, ranh giới:
– Bao gồm toàn bộ huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
– Phía Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà; phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô và Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả, thành phố Hạ Long và vùng Vịnh Hạ Long.
3. Diện tích: Diện tích tự nhiên trên 2.171 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên trên 581 km2, diện tích vùng biển rộng 1.589 km2
4. Quan điểm phát triển :
(i) Phát triển kinh tế – xã hội tại Khu kinh tế Vân Đồn nhanh và bền vững, dựa trên cơ sở phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của Vân Đồn; chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ tiên tiến; phát huy nội lực và thu hút ngoại lực.
(ii) Phát triển Khu kinh tế Vân Đồn cần mang tính đột phá, tập trung vào các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh, mang lại lợi ích kinh tế – xã hội, nhưng phải tuân thủ các quy định về môi trường và bảo đảm an sinh xã hội theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.
(iii) Nguồn lực chủ yếu để phát triển, nhất là phát triển khu vực dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển khu vực sản xuất, dựa trên việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong nước và nước ngoài.
(iv) Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm lợi ích quốc gia, với giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội; đồng thời với bảo vệ môi trường, tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại.
5. Mục tiêu
Xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh; là trung tâm kinh tế và văn hóa của khu vực với trọng tâm phát triển là ngành dịch vụ và các ngành sử dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, phát triển ngành nghề mới, công nghệ mới, trình độ cao, trọng tâm là dịch vụ logistics, du lịch cao cấp, công nghiệp giải trí hiện đại mang tầm quốc tế, công nghiệp công nghệ cao; trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo và giao thương quốc tế của khu vực.
6. Định hướng ngành nghề:
(1) Du lịch: Khai thác có hiệu quả tiềm năng về di sản thiên nhiên thế giới trong khu vực, di sản văn hóa truyền thống; tạo lập môi trường du lịch thân thiện, hấp dẫn kết hợp với xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch đồng bộ để phát triển ngành du lịch. Phấn đấu đến năm 2030 thu hút khoảng 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có trên 170 nghìn lượt khách nước ngoài đến Vân Đồn.
(2) Dịch vụ hiện đại: Tập trung phát triển và kinh doanh cảng hàng không, vận tải hàng không; đẩy mạnh phát triển ngành logistics để đưa Vân Đồn trở thành một trung tâm cung cấp dịch vụ hậu cần đẳng cấp thế giới, trở thành cửa ngõ chung chuyển hàng hóa vào khu vực Đông Nam Á; một số ngành dịch vụ điện ảnh, thời trang, tổ chức sự kiện quốc tế…Phấn đấu đến năm 2030, đưa Vân Đồn trở thành Trung tâm tài chính phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
(3) Công nghiệp công nghệ cao: Tập trung phát triển một số ngành sử dụng công nghệ cao như y dược, sinh học, công nghệ nano; công nghệ thông tin trong hệ thống sản xuất, công nghệ sử dụng nguyên liệu tiên tiến, công nghệ năng lượng và môi trường.
(4) Nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao hướng vào phục vụ nhu cầu dịch vụ du lịch tại chỗ; phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững với công nghệ sạch, an toàn; phát triển tài nguyên rừng gắn với du lịch bền vững. Phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, tính đa dạng của hệ sinh thái, gắn với quốc phòng an ninh bảo vệ quyền và chủ quyền trên biển.

7. Đường bộ:
– Cách trung tâm thành phố Hà Nội 190 km
– Cách thành phố Hải Phòng 85 km
– Cách trung tâm thành phố Hạ Long 45 km
– Cách thành phố Móng Cái 80 km
– Cách Thành phố cảng Phòng Thành (Trung Quốc) 150 km
– Ngoài ra, Vân Đồn có vị trí địa lý kết nối nhanh bằng hệ thống đường bộ với khu vực đồng bằng sông Hồng (QL10, QL18); với Tây Bắc qua Lạng Sơn (QL4B), với phía nam Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông) qua các quốc lộ 18A, 18C, 4B và đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái do đó có khả năng tiếp cận nhanh và phát triển quan hệ với các trung tâm chính trị, kinh tế lớn của vùng và khu vực.
8. Cảng biển
– Cảng tổng hợp Vạn Hoa – Bắc Cái Bầu – Mũi Chùa đáp ứng tàu có trọng tải 10.000 tấn;
– Cảng Bắc Cái Bầu sẽ ưu tiên phục vụ tàu du lịch cao cấp.
– Cảng Cái Rồng hỗ trợ phát triển nghề cá và hoạt động tránh trú bão của tàu thuyền. – – Hệ thống cảng Ao Tiên, Vạn Yên, Cổng Chào, Vạn Hoa, Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen, Thắng Lợi, Ngọc Vừng phục vụ phát triển du lịch, lưu thông đường thủy.
9. Sân bay
– Có sân bay Vân Đồn
– Cách sân bay Nội Bài (Hà Nội) khoảng 200 km;
– Cách sân bay Cát Bi (Hải Phòng) khoảng 95 km;
– Cách các trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch (Nam Ninh, Thượng Hải, Hồng Kông, Macau, Thẩm Quyến, Hải Nam, Đài Bắc) khoảng từ 1 – 2 giờ bay; cách thủ đô của các nước trong khu vực Châu Á: Bắc Kinh (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Singapo, Kuala Lumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia), Abu Dhabi (UAE), New Delhi (Ấn Độ) từ 4 – 5 giờ bay (thuận lợi cho phát triển du lịch và thương mại quốc tế); bao phủ 60% dân số và 40% GDP thế giới.

Khu kinh tế ven biển Quảng Yên
Quyết định thành lập: Quyết định số 29/2020/QĐ-TTg ngày 24/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế ven biển Quảng Yên.
1. Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh, có toạ độ địa lý từ 20° 49′ 1″ đến 21° 1′ 36″ độ vĩ Bắc và từ 106° 41′ 54″ đến 106° 55′ 3″ độ kinh Đông, với diện tích 13.303 ha, bao gồm:
a) Khu phức hợp đô thị, công nghiệp, công nghệ cao tại thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên, có diện tích 6.403,7 ha, có phạm vi như sau:
– Thành phố Uông Bí: 2.551 ha, thuộc 05 phường Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung và Trưng Vương.
– Thị xã Quảng Yên: 3.852,7 ha, thuộc 08 xã, phường: Đông Mai, Minh Thành, Sông Khoai, Cộng Hòa, Hiệp Hòa, Yên Giang, Tân An và Hoàng Tân.
b) Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm Nhà Mạc thuộc thị xã Quảng Yên, với diện tích 6.899,3 ha, thuộc 07 phường, xã: Nam Hòa, Yên Hải, Phong Cốc, Phong Hải, Tiền Phong, Liên Vị và Liên Hòa, thị xã Quảng Yên.
2. Khu kinh tế ven biển Quảng Yên có các khu chức năng phù hợp với mục tiêu phát triển của khu kinh tế. Quy mô, vị trí của từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch xây dựng Khu kinh tế ven biển Quảng Yên theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
3. Mục tiêu:
– Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các khu kinh tế ven biển như: Vân Đồn, Đình Vũ – Cát Hải, Thái Bình nhằm phát triển nhóm các khu kinh tế ven biển để phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của từng khu kinh tế và xây dựng mối liên kết về phát triển kinh tế – xã hội giữa các khu kinh tế với khu vực lân cận. Kết hợp chặt chẽ giữa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực.
– Xây dựng và phát triển thành khu kinh tế ven biển đa ngành, hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hậu cần cảng và đô thị hiện đại, thông minh của tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đồng bằng sông Hồng. Tạo môi trường sống hiện đại thông qua phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, trung tâm nghiên cứu và phát triển.
– Tạo việc làm, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động.
4. Kết nối giao thông:
– Đường bộ: Cao tốc Hải phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái với sân bay Cát Bi, sân bay quốc tế Vân Đồn; Quốc lộ 18A, Quốc lộ 10 và tuyến đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng và các tỉnh trong khu vực; Tỉnh lộ 338 tỉnh lộ 331 kết nối với cảng Tiền Phong và thành phố Hải Phòng; Đường tránh phía Nam thành phố Uông Bí; Tuyến đường nối từ nút giao Phong Hải thuộc dự án đường nối thành phố Hạ Long-Hải Phòng với KCN và cảng Nam Tiền Phong; Đường nối từ nút giao Đầm Nhà Mạc thuộc dự án đường nối thành phố Hạ Long- Hải Phòng với trục đường nút giao Phong Hải đi KCN và cảng Nam Tiền Phong;
– Cách trung tâm thành phố Hà Nội 130 km
– Cách thành phố Hải Phòng 15 km
– Cách trung tâm thành phố Hạ Long 20 km,
– Cách thành phố Móng Cái 180 km
– Cách Thành phố cảng Phòng Thành (Trung Quốc) 250 km
lớn của vùng và khu vực.
5. Cảng biển
– Phát triển hệ thống các cảng biển và cảng thủy nội địa: Cảng Điền Công, Cảng Bạch Thái Bưởi; Cảng Hiệp Hoà, cảng Bạch Đằng, cảng sông Chanh.
6. Sân bay
– Cách sân bay Vân Đồn: 60 km
– Cách sân bay Nội Bài (Hà Nội) khoảng 160 km;
– Cách sân bay Cát Bi (Hải Phòng) khoảng 15 km;

KHU KINH TẾ CỬA KHẨU MÓNG CÁI
1. Quyết định thành lập: Quyết định số 19/2012/QĐ-TTg ngày 10/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phạm vi, ranh giới: Gồm toàn bộ thành phố Móng Cái (bao gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Trà Cổ, Trần Phú, Ka Long, Ninh Dương, Hải Yên, Hải Hòa, Bình Ngọc, Hòa Lạc và các xã: Hải Tiến, Vạn Ninh, Hải Đông, Quảng Nghĩa, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Hải Sơn, Hải Xuân, Bắc Sơn); Khu công nghiệp – Cảng biển Hải Hà (bao gồm 3 đơn vị hành chính là các xã: Quảng Điền, Quảng Phong và Phú Hải); thị trấn Quảng Hà và các xã Quảng Thắng, Quảng Thành, Quảng Minh, Quảng Trung, Cái Chiên (huyện Hải Hà).
3. Diện tích: Toàn bộ diện tích tự nhiên khu kinh tế khoảng 121.197 ha, trong đó diện tích đất liền là 66.197 ha và diện tích mặt biển là 55.000 ha.
4. Tính chất: Là trung tâm phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, dịch vụ và cảng biển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, của vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ và đầu mối với hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc); có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng của vùng đồng bằng sông Hồng và quốc gia.
5. Mục tiêu phát triển: Trở thành một cực tăng trưởng kinh tế năng động bền vững của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là khu kinh tế có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, có mạng lưới dịch vụ hoàn thiện; trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia; có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú; đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; quốc phòng – an ninh được đảm bảo, là phòng tuyến vững chắc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
6. Mô hình và cấu trúc không gian khu kinh tế – Phát triển theo mô hình và cấu trúc không gian theo hướng 01 trục 02 vùng (phía Bắc và phía Nam) với 03 trung tâm (01 trung tâm hạt nhân là đô thị tích hợp mới (Khu trung tâm hành chính) và 02 trung tâm động lực là trung tâm Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà và thành phố cửa khẩu Móng Cái).
– Cấu trúc không gian thành 05 khu vực phát triển chính: (1) Khu A: Đô thị Móng Cái (trung tâm động lực); (2) Khu B: Khu vực Hải Hà (trung tâm động lực); (3) Khu C: Đô thị trung tâm hành chính, dịch vụ tổng hợp mới (trung tâm hạt nhân); (4) Khu D: Khu vực du lịch biển đảo phía Nam (vùng phía Nam); (5) Khu E: Dịch vụ thương mại vùng biên và phát triển nông thôn mới (vùng phía Bắc). Trong từng khu vực có các phân khu đảm bảo các chức năng bao gồm: Khu vực cửa khẩu quốc tế; khu công nghiệp; trung tâm tài chính; khu đô thị, khu dân cư và các khu chức năng xây dựng khác.
7. Công trình hạ tầng kỹ thuật chính ưu tiên xây dựng đến năm 2020: Hệ thống đường dẫn cầu Bắc Luân II; đường bộ nối thị trấn Quảng Hà với Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà; cảng Hải Hà (giai đoạn I), nâng cấp Cảng Vạn Gia đạt công suất 1.000.000 tấn/năm; cải tạo, nâng cấp tuyến đường vành đai biên giới; xây dựng cảng quốc phòng trên các đảo kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng – an ninh; Xây dựng các công trình: Nhà máy nước Quất Đông 68.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước Quảng Minh 10.000 m3/ngày đêm; trạm cấp nước Cái Chiên 500 m3/ngày đêm. Nâng công suất trạm cấp nước Vạn Gia lên 1.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Hải Hà 1 và nhà máy nước Hải Hà 2 lên tổng công suất 120.000 m3/ngày đêm; Xây dựng Nhà máy nhiệt điện tại Hải Hà công suất 900 MW (giai đoạn I); đường dây và trạm 220 KV tại Hải Hà (2×250) MW và Móng Cái (1×250) MW; xây mới trạm 110 KV Biên Mậu (2×63) MW, Hải Đông (2×40) MW. Xây dựng tuyến cáp ngầm 22 KV từ đảo Vĩnh Trung – Vĩnh Thực ra đảo Cái Chiên; Xây dựng 5 trạm xử lý nước thải tại thành phố Móng Cái với tổng công suất 64.000 m3/ngày đêm; Khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Quảng Nghĩa quy mô 22 ha tại xã Quảng Nghĩa; công viên nghĩa trang Móng Cái diện tích 25 ha.
8. Đường bộ: Quốc lộ 18 là trục đường huyết mạch gắn kết Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi phía Bắc; Hiện đang xây dựng tuyến đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái; Cách Thành phố Hà Nội khoảng 200 km (theo đường cao tốc); Cách Thành phố Hạ Long khoảng 140 km (theo đường cao tốc); Cách Cửa khẩu Bắc Phong Sinh khoảng 40 km, Cách Cửa khẩu Hoành Mô khoảng 80 km; Cách Thành phố Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) khoảng 70km.
9. Cảng biển: Có cảng Vạn Gia đến năm 2020 sẽ nâng cấp để đạt công suất 1.000.000 tấn/năm và các bến thủy nội địa cho phương tiện nhỏ tại Dân Tiến và các bến trên sông Ka Long; Cách cảng biển Hải Hà khoảng 40 km; Cách cảngCái Lân (Hạ Long, Quảng Ninh) khoảng 140km.
10. Sân bay: Cách sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 140 km; Cách Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) khoảng 300 km; Cách Sân bay Quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) khoảng 175 km.
11. Đường sắt: Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt Hạ Long – Móng Cái, xây dựng tuyến nhánh kết nối đường sắt Hạ Long – Móng Cái với Cảng biển Hải Hà; xây dựng 03 ga chính trong phạm vi Khu kinh tế: Quảng Hà, Móng Cái và ga tiền cảng.

KHU KINH TẾ CỬA KHẨU HOÀNH MÔ ĐỒNG VĂN
1. Quyết định thành lập: Quyết định số 115/2002/QĐ-TTg ngày 13/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ranh giới: Bao gồm ranh giới hành chính xã Hoành Mô và xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Phía Bắc giáp khu Phòng Thành, thành phố cảng Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Phía Nam giáp xã Húc Động, huyện Bình Liêu và xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà; Phía Đông giáp xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà; Phía Tây giáp xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu.
3. Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên khoảng 14.236 ha.
4. Tính chất:
– Là khu kinh tế đa ngành, trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của vùng biên giới phía Bắc tỉnh Quảng Ninh.
– Là đô thị tổng hợp với không gian kiến trúc hiện đại, có bản sắc và đảm bảo các tiêu chí của đô thị loại V.
– Là cửa ngõ giao lưu hoạt động, trung chuyển thương mại quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực miền núi Bắc bộ, vùng vành đai kinh tế vịnh Bắc bộ; thuận lợi cho việc thu hút, xúc tiến các hoạt động đầu tư trên cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ tại khu vực cửa khẩu.
5. Định hướng phát triển không gian
– Không gian dọc theo đường quốc lộ 18C và đường trục chính Hoành Mô – Đồng Văn được phát triển đô thị và các khu chức năng, tạo thành vùng xây dựng tập trung. Hình thành khu thương mại công nghiệp (phi thuế quan) dọc theo trục đường Hoành Mô – Đồng Văn; xây dựng các khu dịch vụ thương mại hỗn hợp gắn với các khu vực cửa khẩu Hoành Mô, khu trung tâm Hoành Mô và cửa khẩu Đồng Văn.
– Khu vực đồi thấp lân cận các tuyến đường Hoành Mô – Đồng Tâm, đường Đồng Văn – Khe Tiền, các quỹ đất thấp giáp ranh với vùng xây dựng tập trung bố trí các khu vực sản xuất theo mô hình trang trại, đồng thời là khu vực dự phòng phát triển ở giai đoạn dài hạn.
– Không gian núi cao hiện đang là rừng phòng hộ được bảo tồn, giữ gìn cảnh quan tự nhiên, tạo khung sinh thái bền vững. Các khu vực đất trống chưa khai thác có độ dốc lớn, khu vực lân cận vùng rừng phòng hộ được kiểm soát, hạn chế xây dựng nhằm tạo hệ thống cây xanh liên hoàn.
6. Phân khu chức năng: Chia thành 03 vùng là vùng xây dựng tập trung, vùng phát triển phân tán kết hợp nông lâm nghiệp và dự phòng, vùng quản lý bảo tồn cảnh quan tự nhiên
7. Đường bộ:
– Kết nối với Quốc lộ 18 bằng Quốc lộ 18C khoảng 40 km.
Ngoài ra còn đường tỉnh 341, đường Đồng Văn – Quảng Hà (Nâng cấp thành tuyến đường tỉnh để kết nối Hải Hà, đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái , Quốc lộ 18 A, quy mô đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi), đường hành lang biên giới (theo hướng Bắc Luân – Bắc Sơn – Quảng Sơn – Đồng Tâm – Vô Ngại nối sang tỉnh Lạng Sơn đạt tiêu chuẩn cấp V), đường tuần tra biên giới.
– Giao thông đô thị: Đường trục chính trung tâm kết nối cửa khẩu Hoành mô với đường quốc lộ 18C có mặt cắt 40m, đường trục chính đô thị Hoành Mô – Đồng Văn: nâng cấp tuyến đường hiện có lên quy mô mặt cắt ngang rộng 40m, đường liên khu vực liên kết các khu chức năng có quy mô mặt cắt ngang rộng 20,5 m – 26 m.
– Cách Trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 280 km; Cách Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái khoảng 80 km; Cách Cửa khẩu Bắc Phong Sinh khoảng 40 km.
8. Cảng biển: Cách cảng biển Hải Hà khoảng 45 km (Công suất 30-45 triệu tấn/năm, định hướng cho phép tàu có trọng tải đến 80.0000 DWT cập bến); Cách cảng Cái Lân (Hạ Long, Quảng Ninh) khoảng 134km.
9. Sân bay: Cách sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 100 km; Cách Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) khoảng 270 km; Cách Sân bay Quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) khoảng 160 km

KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BẮC PHONG SINH
1. Quyết định thành lập: Quyết định số 115/2002/QĐ-TTg ngày 13/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phạm vi: Bao gồm xã Quảng Đức thuộc huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
3. Diện tích: Khoảng 9.404,79 ha.
4. Định hướng phát triển: Định hướng phát triển mới khu đô thị dịch vụ thương mại gắn với phát triển cửa khẩu Bắc Phong Sinh; cải tạo nâng cấp trung tâm xã Quảng Đức gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, logistic…
5. Đường bộ: Kết nối với Quốc lộ 18 bằng đường tỉnh lộ 340 khoảng 16 km; Cách Trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 300 km; Cách Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và Cửa khẩu Hoành Mô khoảng 40 km.
6. Cảng biển: Cách cảng biển Hải Hà khoảng 30 km (Công suất 30-45 triệu tấn/năm, định hướng cho phép tàu có trọng tải đến 80.0000 DWT cập bến); Cách cảng Cái Lân (Hạ Long, Quảng Ninh) khoảng 165 km.
7. Sân bay: Cách Sân bay Nội Bài (Hà Nội) khoảng 320 km; Cách Sân bay Cát Bi (Hải Phòng) khoảng 190 km; Cách Sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 130 km
Khu cửa khẩu Bắc Phong Sinh đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000. (Thuộc khu Kinh tế Cửa khẩu Bắc Phong Sinh) Theo đó:
1. Diện tích: 4.351.100 m2
2. Phạm vi ranh giới: Phía Bắc giáp khu Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; Phía Nam giáp đèo Tài Phật, xã Quảng Đức; Phía Đông giáp xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái; Phía Tây giáp đèo Vắn Tốc xã Quảng Đức
3. Tính chất, chức năng: Là khu kinh tế tổng hợp với trọng tâm phát triển các ngành thương mại; dịch vụ và du lịch, công nghiệp chế biến; cùng với KKT CK Hoành Mô – Đồng Văn, phụ trợ cho KKT CK Móng Cái để đảm bảo sự xuyên suốt và duy trì các hoạt động liên tục dọc chuỗi các KKT CK; Là Khu đô thị vùng biên giới với không gian đô thị hài hòa, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và có bản sắc riêng; Là nơi thu hút, xúc tiến các hoạt động đầu tư kinh doanh trên cơ sở hệ thống cửa khẩu liên hoàn đồng bộ; Là đầu mối giao thông quan trọng với khu vực huyện Hải Hà và vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ
4. Phân khu chức năng:
– Khu vực I: Khu trung tâm cửa khẩu, diện tích khoảng 89 ha
– Khu vực II: Khu dân cư đô thị – nông thôn phía Đông, diện tích khoảng 109 ha
– Khu vực III: Khu đô thị mới – cụm kho tàng, bến bãi, du lịch, dịch vụ; diện tích khoảng 238 ha
ban quản lý khu kinh tế quảng ninh
Khu Công Nghiệp, Khu Kinh Tế Tỉnh Quảng Ninh

BẢN ĐỒ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ TỈNH QUẢNG NINH
QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2000 KHU CÔNG NGHIỆP CÁI LÂN – BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT
QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2000 KHU CÔNG NGHIỆP HẢI YÊN – BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT
QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2000 KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔNG MAI – BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT KHU CỬA KHẨU BẮC PHONG SINH

Dẫn Nguồn: https://qeza.gov.vn/TONG-QUAN-CHUNG-VE-QUANG-NINH-VA-CAC-KHU-CONG-NGHIEP/dta/vi/1012/

Quý khách hàng quan tâm xin vui lòng đăng ký nhận thông tin dự án theo mẫu dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc và gửi tới quý khách những thông tin chính xác nhất về dự án ngay khi được sự cho phép từ chủ đầu tư.

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢNG GIÁ GỐC, CHI TIẾT THIẾT KẾ VÀ THƯ MỜI DỰ LỄ MỞ BÁN




    TIN TỨC LIÊN QUAN

    Khu công nghiệp Phương Nam Uông Bí Quảng Ninh

    Bán Đất Khu Công Nghiệp tại Uông Bí Quảng Ninh

    Bán Đất Cụm Công Nghiệp Phương Nam Uông Bí, Quảng Ninh diện tích: 500m2, 1000m2, 2000m2, 3000m2, 4000m2, 5000m2, 6000m2, 7000m2, 8000m2, 9000m2, 1ha, 1.5ha, 2ha, 3ha, 5ha, 6ha, 8ha, 9ha, 10ha, 15ha, 20ha, 30ha,… 1hecta, 2hecta, 3hecta, 4hecta, 6hecta, 8hecta, 9hecta, 10hecta, 15hecta, 20hecta, 30hecta,…10.000m2, 15.000m2, 20.000m2, 30.000m2, 50.000m2, 60.000m2, 80.000m2, 90.000m2, 100.000m2,… Cho Thuê Nhà Xưởng diện tích: 300m2,

    24Th08

    广宁旺碧芳南工业集群 – 开放出售和租赁场地

    广宁芳南翁碧工业集群项目位于广宁省翁碧市芳南区翁碧街12,500公顷沿海高科技经济重点工业园综合体内。 。该项目总面积62.65公顷,投资额超过6000亿越南盾。项目面积75%用于投资建设车间、工厂、工业园……剩余25%用于公用事业、交通、树木、服务、管理用房。有关该项目的详细信息将在下文全面更新。 1. 广宁省旺碧市芳南产业集群概况 芳南工业集群是汪碧市乃至整个广宁省的重点项目。该项目的开发目的是吸引对该地区的投资,并搬迁影响汪碧市城市规划和环境的运营生产设施。一旦投入运营,芳南产业集群将成为工业和服务业可持续发展的动力。为促进广宁省未来的经济发展做出贡献。 项目名称:芳南产业集群 面积: 62.65公顷 投资资本: 5450亿越南盾 地址:广宁省旺碧市芳南区 投资者: Cam Thinh工业股份公司 规模: 75%的土地面积用于建设工厂和车间,其余25%的土地面积用于建设附属工程、道路、树木、运营中心、服务…… 租金价格: 105-110美元/平方米(立即交付) 单价: 2,650,000 越南盾/平方米(不含增值税) 贷款支持高达项目总投资的70% 销售面积从: 500m2 – 44 Ha 期限: 50年(至2071年) 招商产业:加工、制造及高新技术产业:汽车、电力、食品、饮料、服装、机械、钢铁、塑料、橡胶、手机及配件等 最大建筑面积: 100% 最大建筑高度: 3.5层 高度限制: 15米 Phuong Nam产业集群项目概况 2. Phuong Nam产业集群投资者 根据广宁省人民委员会2021年3月9日第729/QD-UBND号决定,芳南工业集群由投资者Cam Thinh工业股份公司正式成立和建设。 Cam Thinh工业股份公司位于广宁省Cam Pha市Cam Thinh工业集群运营中心,由Cam Pha-Van Don-地区税务局管理。该公司成立于2018年4月13日,是广宁省一家信誉良好的企业,主要业务有: 土木工程施工 石油和天然气开采、矿山和矿物支持服务 收集有毒和无害废物 房屋和公共工程建设 供水及废水处理 交通服务 芳南产业集群决定获得多产业支持… Cam Thinh工业股份公司是项目投资者 3. 广宁省Phuong Nam Uong Bi产业集群位置 芳南产业集群受到如此多投资者的关注并非巧合。位置是帮助该项目获得越来越多关注的最强优势之一。 3.1 芳南产业集群区位 芳南王妃工业集群位于广宁省王妃市芳南区10号国道前。这里是广宁省重要交通路线的交汇处,包括:10号国道、10车道西南大道、下龙-云屯高速公路、18号国道进入河内-广宁高速公路的交汇处……在此位置。 ,投资者可以轻松移动和连接公用事业并在该地区进行交易。产业集群的相邻方向如下: 北:毗邻18号高速公路 东:毗邻安美德工业园 西:毗邻10号高速及现有住宅区

    21Th08

    BÁN ĐẤT CỤM CÔNG NGHIỆP PHƯƠNG NAM UÔNG BÍ – QUẢNG NINH

    BÁN ĐẤT CỤM CÔNG NGHIỆP PHƯƠNG NAM UÔNG BÍ – QUẢNG NINH ———————————————————— 1. THÔNG TIN – Địa chỉ: Đường quốc lộ 10, phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh -Diện tích 62,65ha, Nằm trong quần thể KCN Phương Nam rộng 5.789ha – Diện tích từ: 600m², 800 m², 1,500m², 3,000m², 5,000 m², 10,000m², 15,000m², 20,000m² –

    21Th08
    Bất Động Sản Công Nghiệp

    Bất Động Sản CÔNG NGHIỆP Tiếp Tục Là Điểm Sáng Năm 2024

    Khi giải ngân vốn FDI vào thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đạt 10,8 tỷ USD cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, cùng với đó hàng loạt các nhà máy lớn ở hai miền được khởi công xây dựng. Đã giúp thị trường trở nên sôi động khi tăng cả về giá thuê

    16Th08

    CỤM CÔNG NGHIỆP PHƯƠNG NAM – UÔNG BÍ QUẢNG NINH

    Cụm công nghiệp Phương Nam là dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, có vị trí tại phương Phương Nam, thành phố Uông Bí. Được thành lập ngày 09/03/2021 theo quyết định số 729/QĐ-UB-ND của UBND tỉnh Quảng Ninh với vốn đầu tư 545 tỷ đồng. Cụm có diện tích 62,65ha. Quy mô bao gồm 75% diện tích đất

    01Th06
    Hạ tầng bên trong cụm công nghiệp Phương Nam đã hoàn thiện

    Cum công nghiệp Phương Nam đã hoàn thiện hạ tầng và đi vào sản xuất

    Cụm công nghiệp Phương Nam được xây dựng từ năm 2021, đến nay đã hoàn thiện các hạng mục bên trong dự án. Vì thế các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các nhà đầu tư thứ cấp khi chuyển về đây có thể tiến hành xây dựng và ổn định sản xuất ngay. Ngoài ra, cụm

    31Th05
    Đăng ký nhận thông tin
    0964.9999.62
    ZALO